Một số phương pháp để phát hiện đồ đồng cổ giả trên thị trường

Gốm Sứ Chu Đậu / Ngày 04/06/2024

Trong lĩnh vực đồ cổ việc làm giả thưởng xảy ra và rất tinh vi. Bằng các phương tiện vật lý và hóa học người ta có thể kiểm tra để xác định liệu đồ vật đưa ra có đúng là đồ cổ hay không. Ngoài ra người ta cũng còn phải có hiếu biết về lịch sử sản xuất vật liệu và mỹ nghệ nữa. Nhiều khi đúng là đồ cổ thật nhưng nó lại được phục chế hay sửa chữa bằng các kỹ thuật mới rất hiện đại. Trong nhiều trường hợp các nhà khảo cổ đã lật tẩy được những thủ đoạn tinh vi của những kẻ lừa đảo.

THẨM TRA

Sau đây là một vài phương pháp. Trong đồ trang sức bằng vàng các phần mạ vàng được gắn vào đồ vật bằng mối hàn. Khi sử dụng kính hiển vi quét điện tử ngưởi ta phát hiện trong mối hàn có cadmi. Thời cổ đại người ta sử dụng các mối hàn cứng bằng vàng hay đồng còn các mối hàn mềm bằng chì hay thiếc. Các mối hàn bằng vàng chứa cadmi mới chỉ được sử dụng từ những năm 1850 trở lại đây do Cadmi là nguyên tố khó phân lập vì dễ bay hơi (có nhiệt đô sôi 768o). Như vậy có thể kết luận rằng, các mối hàn chứa vàng và cadmi không thể có niên đại trước những năm 1850. Để xác định niên đại của đồ cổ người ta sừ dụng phương pháp đồng vị Phóng xạ, mà phổ biến nhất là đồng vị các bon C14. Một phương pháp nữa là cách xác định thời gian qua sự phân hủy phóng xạ (chu kỳ bán hủy) của một số nguyên tố (như thori, uran, kali) có trong đồ cổ. Phương pháp nung phát quang cũng là một cách để xác định niên đại. Nói chung các phương pháp xác định niên đại kể trên không thật hoàn hảo. Người ta phải tính đến nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến sự chính xác của các phép đo hoặc phải làm theo nhiều cách để đối chiếu với nhau.

TÍNH NIÊN ĐẠI BẰNG PHƯƠNG PHÁP HOÁ HỌC

Các đồ cổ bằng kim loại trải qua thời gian thương để lại các màng gỉ bên ngoài. Hầu hết các kim loại, trừ vàng và bạch kim,đều dễ bị oxy hóa. Các oxyt được tạo ra trước tiên, sau đó là các ion bền vững và quá trình tiến triển nhanh hay chậm phụ thuộc vào môi trường.

Sau đây là một ví dụ về đồng và các hợp kim của nó. Một đồng xu bằng đồng rơi xuống rãnh nước và chỉ ít ngày sau sẽ xuất hiện một lớp mỏng màu đỏ đục của oxyt đồng, dạng cuprit Cu2O. Sau nhiều tháng, cuprit sẽ chuyển sang màu xanh cây vì sự tạo thành cacbonnat, clorua, hay sunfat đồng. Trong nôi trường nơi tiền bị chôn lại có thể tạo ra một loại hydroxyt cacbonat như malachit màu xanh lá cây (Cu(OH)2CO3 hay hiến hơn là azurit màu xanh nước biển (Cu2(OH)3 Cl). Nếu trong môi trường lại có muối, nó sẽ tạo ra một muối clo như atacamit có màu xanh (Cu2(OH)3Cl).

Ở môi trường bị ô nhiễm như hiện nay, các muối bền vững thường là loại hydrôxyl – sunfat. Như vậy ở đâu có những lớp mỏng màu xanh phủ lên tượng đồng màu đen trong môi trường công nghiệp thì đó chính là brochantit (Cu4SO4 (OH)6 (hay antlerit Cu3SO4(OH)4)

Quá trình ăn mòn tự nhiên ở đồ đồng, thiếc tạo ra một lớp màng mỏng màu xanh.. Đó là khoáng đồng bền vững phủ lên lớp cuprit đồng ở vật thề.

Rõ ràng là việc tạo ra những lớp màng đồng nhân tạo rất có sức thuyết phục đã được bọn làm đồ giả thực hiện với tài khéo léo suất nhiều thế kỷ qua, suốt từ khi mà đồ đồng cổ được sưu tập. Ở Trung Quốc, việc sưu tập này đã có từ hàng ngàn năm về trước. Người ta đào bới đồ đồng cổ từ những ngôi mộ cổ thời nhà Thương khoảng (1500 năm trước công nguyên) hay thời nhà Hán (khoảng 200 năm trước công nguyên đến 200 năm sau CN): Các đồ đồng này có màng gỉ màu xanh lá cây và đồ giả cổ cũng có được màu xanh ấy và dễ được chấp nhận. Người ta tạo đồ giả bằng cách sau: hoặc làm mòn bề lặt kim loại với một hóa chất thích hợp để tạo ra một lớp mỏng thật giống, hay nghiền loại khoáng thích hợp rồi dùng chất kết dính gắn vào bề mặt kim loại.

Đồ đồng giả thời nhà Minh (Trung Quốc) ở thế kỷ 15 sau công nguyên được làm như sau: Xứ lý đồ vật với phèn nóng ở trong một lớp đất sét, sau đó lại xử lý tiếp với dung dịch muối amoni và borat (dùng bàn chải quét hay để trong một lớp đất sét) và cuối cùng là nung ở nhiệt độ thấp trong lò nhiều ngày. Có một cách làm khác là ngâm đồ vật trong phân hay để trên mái nhà ngoài trời lâu ngày. Các lớp mỏng nhân tạo này thường có đúng màu như ở đồ cổ thật nhưng nó lại không đặc chắc bằng. Còn một điều đặc biệt là, trong lớp màng mỏng nhân tạo có cả đồng nitrat mà ở đồ cổ thật không có. Băng phương pháp phân tích tán xạ tia X người ta sẽ phát hiện ra ngay. Khi nghiên các chất khoáng (giống loại khoáng trên mặt đồ cổ) rồi bôi và gắn vào đồ vật thì việc phát hiện thật giả rất khó khăn. Trong trường hợp chất kết dính hữu cơ là loại nối đôi khi được chiếu bởi tia cực tím nó sẽ phát quang. Điều đó chứng tỏ cổ vật được xem xét có cái gì đó không chuẩn xác. Tuy nhiên khoáng chất cerrusite PbCO3 là một thành phần có trong sản phẩm ăn mòn tự nhiên ở đồ đồng thiếc chứa chì cũng là một chất có thể phát quang. Lau chùi đồ vật với một dung môi hữu cơ có thể làm mất lớp màng trên mặt. Tuy vậy nhiều chất phủ bề mặt thường dùng trong nhiều thế kỷ đã qua thì lại không phát quang hoặc không phản ứng gì với dung môi. Nếu có thể cắt hoặc đánh bóng một phần của đồ vật cổ rồi so sánh sự khác nhau giữa các lớp phủ ngoài và lớp bên trong thì sẽ thấy được thật giả lớp bề mặt làm giả dễ bị mất do nông hơn so với lớp bề mặt tự nhiên. Nhưng không dễ gì cắt được bay đánh bóng cổ vật.

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN CẤU TẠO

Nếu phân tích vật liệu cổ vật cũng có thể xác định được tính xác thực của nó. Có thể làm theo hai cách, hoặc so sánh với nguồn vật liệu mà trong quá khứ người ta đã từng dùng để sản xuất đồ vật hoặc so sánh với vật liệu của đồ cổ thật được sản xuất ở cùng niên đại. Cách thứ nhất chỉ đúng khi có ít các nguồn vật liệu được sử dụng trong quá khứ để làm đồ cổ. Thí dụ: Lapis lazuli là loại đá tương đối quý màu xanh da trời được sử dụng khắp Trung Đông thời cổ đại, có nguồn gốc từ thung lũng Badakshan ở Afganistan hiện nay loại đá này không chứa khoáng canxisilicat (Wollastonit) một loại Lapis khác ở gần hồ Baican (Xibêri, Nga) được phát hiện vào thê kỷ 19 thì có Wollastonit. Và gần đây, loại đá xanh quý có khoáng Wollastonit nàylđược tìm thấy ở Chilê.

Vào cuối thế kỷ 19 Viện bảo tàng Anh mua được một đồ cổ có hình đầu chó sói có vẻ như được sản xuất từ thời Ai cập cổ đại. Thế nhưng một vài dấu hiệu đặc biệt khiến người ta nghi ngờ đây là loại đồ giả cổ. Một thí nghiệm phân tích theo phương pháp tán xạ tia X cho thấy, trong đồ vật này có chứa chất khoáng Wollastonit một loại khoáng chưa được tìm thấy ở thời cổ đại ấy. Hợp kim của đồng được nhiều người biềt đến và quen gọi là đồng thiếc vì nó là hợp kim của hai nguyên tố chính là đồng và thiếc, không kể đến các nguyên tốc số lượng nhỏ hơn. Trong đồ đồng cổ hầu hết là loại hợp kim này. Thế nhưng ở thời đại Lamã, hợp kim của đồng và kẽm được sử dụng và được gọi là đồng thau. Điều đó có nghĩa là trong 2000 năm qua có rất nhiều vật làm bằng hợp kim đồng thau. Điều này giúp cho việc xác định tính xác thực của đồ cổ.

Có một lần người ta đã khảo sát hai bức tượng nhỏ giống hệt nhau hình người nằm nghiêng bằng đồng. Theo phong cách thì đây là sản phẩm của thế kỷ thứ 6 trước công nguyên. Có thể một trong hai tượng là phiên bản của cái kia hoặc cả hai đều là phiên bản. Khi phân tích lớp bề mặt của 2 bức tượng người ta thấy ngay rằng một bức được làm bằng hợp kim đồng thiếc có chứa một ít chì phù hợp với niên đại dự đoán. Còn bức tượng kia là hợp kim đồng kẽm có niên đại muộn hơn cái trên ít nhất là nửa thiên niên kỷ (500 năm).